您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Tottenham, 3h00 ngày 7/2
Bóng đá261人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 06/02/2025 05:25 Máy tính dự ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Svay Rieng vs Shan United, 19h30 ngày 5/2: Khác biệt động lực
Bóng đáHư Vân - 05/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...
【Bóng đá】
阅读更多ĐH Tôn Đức Thắng phản hồi việc dừng bổ nhiệm giáo sư
Bóng đá-"Phát biểu dừng hay không dừng là do hiệu trưởng chứ không phải Cục Nhà giáo. Tôi chưa hề dùng chữ dừng thực hiện". Ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết như vậy khi trao đổi với VietNamNet sáng 23/9, trước thông tin nhà trường đã dừng thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chuyên môn.
.Nguồn ảnh: Web của trường "Chúng tôi có quyền thí điểm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng"
Trong một lần trao đổi với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (BộGD-ĐT), tôi đã trả lời: Quy định này vừa ban hành, nội dung và quy trìnhthì đã đủ, nhưng biểu mẫu chưa làm xong, thì báo Pháp luật TP.HCM đã biết và đưa lên, thế là cả xã hội quan tâm đến. Chứ thực ra chúng tôi chưa thực hiện.Tôi không hiểu từ đâu có thông tin là ĐH Tôn Đức Thắng dừng lại việc này? Tại sao "dừng"? Việcbổ nhiệm chức vụ chuyên môn cho chuyên gia, Nhà khoa học của trường đãđược Chính phủ cho phép thí điểm tại Khoản 2.b, Mục II, Điều 1 của Quyếtđịnh 158, ngày 29/01/2015. Chúng tôi làm việc có cơ sở pháp lý của mình. Không có lý do gì để "dừng".
Thứ hai,làm gì có chuyện hiểu nhầm quyết định của Chính phủ. Chính phủ có quy định về tiêu chuẩn xét công nhận chức danh GS, PGS. Nhưng chúng tôi được thí điểm tự chủ toàn diện, trong đó có thí điểm việc bổ nhiệm nhân sự là chuyên gia, nhà khoa học vào các chức danh nghề nghiệp tại trường. Vì thế, chúng tôi có quyền thí điểm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn riêng, phù hợp với yêu cầu của nhà trường để xét và bổ nhiệm. Bảo chúng tôi "hiểu nhầm quyết định của Chính phủ nên soạn thảo văn bản chưa chuẩn, chưa chặt chẽ (trong việc quy định tiêu chuẩn xét)"là rất chủ quan.
Thứ ba, trường không phong. Việc phong hàm hãy để cho hội đồng nào đó làm. Chúng tôi xét nhà giáo đang công tác tại trường và có nhu cầu so với Bộ tiêu chuẩn của mình xem đủ điều kiện không? Có vi phạm pháp luật không? Có vi phạm đạo đức nhà giáo không? Nếu nhà giáo đạt chuẩn và không có bất kỳ vi phạm gì, chúng tôi bổ nhiệm họ vào chức vụ tương ứng với tiêu chuẩn mà họ có (Trợ lý giáo sư, Giáo sư cộng tác, Giáo sư; hoặc Trợ lý giáo sư nghiên cứu, Giáo sư cộng tác nghiên cứu, Giáo sư nghiên cứu và Giáo sư nghiên cứu xuất sắc); rồi cung ứng đủ điều kiện làm việc (hỗ trợ xe, nhà, phòng làm việc riêng, lab, chuyên viên hỗ trợ, chế độ đi nước ngoài hợp tác nghiên cứu...), trả thu nhập thỏa đáng cũng như mô tả yêu cầu nhiệm vụ mà họ phải thực hiện.
Khi họ hết làm việc hoặc họ vi phạm qui định, chúng tôi bãi miễn.Họ cũng có thể tự xin từ nhiệm nếu sau một thời gian tự nhận thấy là mình không thể đáp ứng nổi nhiệm vụ. Như vậy, trợ lý GS, PGS, GS tại trường Tôn Đức Thắng là chức vụ chuyên môn, nghề nghiệp; không là học hàm suốt đời.
Hai điểm tranh cãi không có cơ sở
Vấn đề đang tranh cãi xảy ra ở 2 điểm là: 1. Trường ĐH Tôn Đức Thắng có đủ nhân lực đẳng cấp để thực hiện việc xét này khách quan, công bằng hay không? 2. GS, PGS hiện nay là từ dùng độc quyền của Hội đồng Chức danh GS nhà nước (HĐCDGSNN), tại sao nhà trường không dùng từ khác, lại dùng từ này để gây lẫn lộn?
Về vấn đề này, nhà trường có quy trình peer review- bình duyệt,chứ không phải nội bộ tự xét và bổ nhiệm.
Căn cứ bộ tiêu chuẩn, trường mời những chuyên gia hàng đầu trong ngành ở nước ngoài (và trong một số trường hợp: ở trong nước)thẩm định. Trường tôn trọng ý kiến thẩm định của chuyên gia; hội đồng xét chỉ mời ứng viên và chuyên gia thẩm định lên tranh luận trước hội đồng khi và chỉ khi có những vấn đề còn phân vân. Ngoài ra, hội đồng tôn trọng kết luận của chuyên gia thẩm định.Không có chuyện bỏ phiếu kín để quyết định; mọi việc đều phải công khai.
“Cần lưu ý rằng năm 2007, khi Bộ GD-ĐT quyết định cho phép các trường đăng ký trường nào đủ điều kiện, thì tổ chức đào tạo tiến sĩ; lúc đó cũng có những núi lo ngại giống hôm nay, rằng: quá nhiều trường không đủ điều kiện, và như thế xã hội sẽ loạn tiến sĩ. Nhưng sau 8 năm, mọi việc vẫn ổn. Tất nhiên, có trường đào tạo tiến sĩ chất lượng khá tốt, có trường trung bình và có trường thực sự chất lượng vẫn còn thấp. Nhưng xã hội đều biết và tự có sự lựa chọn. Đó là một chính sách thông minh. Thế tại sao hôm nay không ai nhớ và rút kinh nghiệm từ chuyện 2007”.
Về vấn đề thứ hai, chỉ có suy nghĩ cực đoan, duy ý chí mới cho rằng những từ ngữ như GS, PGS thuộc độc quyền dùng của của một cơ quan nào đó. Trước đây, từ GS chỉ những người đi dạy và chúng ta có cả GS trung học, GS đại học. Ông GS đại học chẳng buồn khi bạn mình ở cấp dạy thấp hơn mình vẫn được gọi là GS bởi ông hiểu mỗi người có mỗi việc; và tên gọi trên dùng để chỉ chung nghề nghiệp của họ. Từ năm 2008, khi nhà nước giao quyền cho HĐCDGSNN công nhận GStrong toàn quốc mới xuất hiện tâm lý này.
Nếu chúng ta cho rằng những từ đó là độc quyền của HĐCDGSNN, thì khi các đại học nước ngoài mở và hoạt động tại Việt Nam, họ xét và công nhận GS, PGS cho họ, họ cũng phải dùng từ khác để khỏi đụng đến độc quyền này hay sao?
Cả 2 tranh cãi đều không có cơ sở. Trường sẽ tiếp tục làm công việc của trường, sẽ hoàn thiện quy định, biểu mẫu, báo cáo...để xét đợt đầu tiên vào đầu 2016.
Với tiêu chuẩn như hiện nay, chúng tôi không kỳ vọng có nhiều người trong ĐH Tôn Đức Thắng đạt được tiêu chuẩn để nhận sự bổ nhiệm ở một số đợt đầu. Nhưng từng bước, giảng viên có mục tiêu để theo đuổi, thì con số người hội đủ tiêu chuẩn những năm về sau sẽ nhiều lên. Hi vọng sau vài năm, việc này phối hợp với việc liên tục tuyển chuyên gia và giáo sư nước ngoài đến làm việc dài hạn tại trường sẽ giúp trường đủ nhân lực cho mục tiêu phát triển thành đại học nghiên cứu.
- Lê Huyền (Ghi)
...
【Bóng đá】
阅读更多- Lê Huyền (Ghi)
Công nhân sập bẫy “tín dụng đen”
Bóng đáNhiều công nhân sập bẫy tín dụng đen. Ảnh: H.C
Anh T.A, công nhân làm việc tại KCN Bắc Đồng Phú (Bình Phước) cũng cho hay, do khó khăn nên anh đã phải vay của một công ty tài chính với số tiền 40 triệu với lãi suất 180%/năm. Hiện anh đã trả được hơn 30 triệu đồng, số còn lại đã quá hạn nhưng vẫn chưa có khả năng trả nên những ngày qua, anh A. liên tục bị người của công ty gọi điện đòi và dọa giết.
Công nhân bị gọi điện đe dọa Ảnh: H.C
Không chỉ quấy rầy, đe dọa người vay, các cá nhân, tổ chức cho vay nặng lãi còn không ngừng đe dọa cả những người không liên quan. Chị T.T.T (cán bộ công đoàn, làm việc tại KCN Bắc Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cho biết, những ngày qua chị liên tục bị gọi điện đòi nợ và đe dọa. Cụ thể, ngày 9/5, chị bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ nói có công nhân làm việc tại công ty vay tiền và yêu cầu chị báo công nhân trả tiền.
“Ban đầu họ nói chuyện lịch sự nhưng chỉ ít phút sau lại chửi bới đe dọa, đọc ngày, tháng, năm sinh và tên người thân của tôi. Họ nói không hỗ trợ đòi nợ thì người thân của tôi sẽ bị giết”, chị T. kể. Để không bị làm phiền, chị T. tắt máy, chặn số điện thoại. Liền sau đó các đối tượng đòi nợ đã ghép hình ảnh và thông tin vu khống, xúc phạm chị trên mạng xã hội.
Cơ quan chức năng vào cuộc
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Phước Nguyễn Thị Hương Giang cho biết, ngay khi nắm thông tin cán bộ công đoàn bị đe dọa, đơn vị đã đề nghị công an vào cuộc. "Các đối tượng tín dụng đen đòi nợ người không liên quan làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và danh dự của họ. Đơn vị đã báo cáo sự việc đến các cơ quan liên quan. Đồng thời đề nghị công an bảo vệ nữ cán bộ công đoàn, điều tra xử lý dứt điểm. Rất nhiều cán bộ nhân sự và công đoàn các công ty phản ảnh bị các đối tượng làm phiền và đe dọa do công nhân vay tiền", bà Giang cho biết.
Thượng tá Đào Thanh Lương, Trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang làm rõ việc cán bộ công đoàn và công ty bị đe dọa khi công nhân vay tiền. Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Phước vừa có văn bản chỉ đạo Công an tỉnh này mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, trong đó có tín dụng đen.
Tương tự, anh N.H (cán bộ nhân sự làm việc tại KCN Chơn Thành, Bình Phước) cho biết, những ngày qua liên tục có những cuộc gọi vào điện thoại của anh từ số lạ và đe dọa, bắt anh phải yêu cầu anh công nhân cùng làm trong công ty trả nợ. “Tôi cảm thấy rất bất an”, anh H. nói và cho biết, những người này còn yêu cầu chúng tôi phải đuổi việc những công nhân vay tiền nếu không muốn làm phiền.
Vướng rào cản thủ tục
Bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, có nhiều công nhân làm việc trên địa bàn vay tiền với lãi suất cao, không có khả năng thanh toán, bị đe doạ, đánh đập phải nghỉ việc bỏ về quê. Theo bà Trân, công nhân tìm đến “tín dụng đen” do gia đình gặp khó khăn đột xuất như con đau ốm, cần tiền đóng học cho con, trả tiền thuê nhà. Ngoài ra, nhiều công nhân trẻ chưa có kế hoạch chi tiêu hợp lý, thậm chí sa vào tệ nạn lô đề, cờ bạc. “Ngoài ngân hàng, ở Bình Dương có tổ chức tín dụng uy tín phối hợp liên đoàn để hỗ trợ người lao động vay lãi suất thấp, bình quân 0,6% - 0,65%/tháng. Tuy nhiên, công nhân vẫn tìm đến “tín dụng đen” vì thủ tục đơn giản, có chỗ chỉ cần chứng minh nhân dân của người vay”, bà Trân cho biết.
Ông Võ Đình Phong - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương cho hay, để góp phần hạn chế “tín dụng đen”, Ngân hàng Nhà nước mở rộng mạng lưới của các tổ chức cho vay tín dụng, bao gồm cả ngân hàng lưu động đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa để người dân được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng”.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Nhật Nam, giảng viên khoa Tài chính một trường đại học tại Bình Dương, sở dĩ công nhân dù biết dính vào “tín dụng đen” sẽ phiền phức nhưng vẫn vay vì đơn giản chỉ cần “a lô” là có tiền. Ông cho rằng, rất khó để triệt được “tín dụng đen”, vì thị trường tín dụng phải đi từ căn bản là người đi vay, cốt lõi ở nhu cầu vay.
“Cái khó ở đây là các khoản vay dưới chuẩn, vay nóng trong thời gian ngắn thì không có tổ chức tín dụng chính thống nào đáp ứng cho vay và đấy chính là khe cửa để “tín dụng đen” trỗi dậy. Công an triệt nhóm này thì nhóm khác xuất hiện vì lợi nhuận quá cao và nguồn khách hàng luôn sẵn có. Trong khi đó, ngân hàng và tổ chức tín dụng uy tín dù có hỗ trợ tối đa người vay cũng phải đảm bảo các thủ tục khắt khe theo quy định, trong khi công nhân chỉ muốn đơn giản nhất”, ông Nam nói.
(Theo Tiền Phong)
Nữ sinh vay tín dụng đen 10 triệu đồng đóng học, sau gần 1 năm nợ 300 triệu đồng
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM (HUFI) - nơi nữ sinh này theo học, đã phát đi cảnh báo tới toàn bộ sinh viên trong trường về tình trạng vay "tín dụng đen".
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al
- Sao nhí phim 'Kính vạn hoa' làm đám cưới với mối tình 13 năm
- Nam sinh lớp 9 Hà Nội đạt giải Nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU 2022
- Người dùng có thể bối rối khi chọn mua iPhone 14
- Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Cukaricki, 22h59 ngày 7/2: Đặt niềm tin vào cửa dưới
- Nỗi niềm giáo viên phải ép trò mua bảo hiểm
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs PDRM, 19h15 ngày 5/2: Đối thủ yêu thích
-
Chuyến đi mơ ước và mong đợi đã từ rất lâu, nhưng thực ra, tôi không có nhiều thời gian chuẩn bị. Phải hoàn tất nhiều việc, phải bàn giao nhiều thứ khiến phút cuối cùng trước khi lên đường vẫn là những cuộc họp và các văn bản cần phê duyệt. Những tưởng sẽ khó khăn lắm nhưng hóa ra không phải. Suốt chuyến hải trình, nhiều hoạt động được tổ chức rất ý nghĩa.
Đoàn công tác được nghe giới thiệu về từng hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa; được thi tìm hiểu về biển, đảo; được tham gia trại sáng tác về biển đảo. Và một sự kiện vô cùng ý nghĩa, đó là lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ hy sinh vì chủ quyền biển, đảo khi đi qua khu vực đá Cô lin - Gạc Ma.
Đã nghe nhiều người kể về nghi lễ đặc biệt trên biển nhưng được trực tiếp tham gia buổi lễ, ngay tại nơi những người lính biển quả cảm quyết tâm giữ đảo và anh dũng hy sinh, mới thấy mình thật nhỏ bé, thật cảm phục các anh.
Nhìn thấy đảo thì cũng nhìn thấy cột phát sóng Viettel
Sau 36h lênh đênh trên biển, Đoàn công tác đã đặt chân đến Song Tử Tây - đảo đầu tiên trong chuyến hải trình tới 9 đảo và 1 nhà giàn. 3h sáng, khi cả tàu còn chìm trong giấc ngủ, những tín hiệu đầu tiên của sự kết nối đã bắt đầu vang lên.
Sau hơn 30h mất thông tin liên lạc, những tín hiệu ấy thật có sức hấp dẫn lạ thường. Trong suốt chuyến hải trình, ban đêm trong lúc mọi người say ngủ, con tàu vẫn cần mẫn vượt trùng khơi. Mỗi ban mai trở dậy, lên boong tàu ngắm bình minh và kết nối về đất liền là sự háo hức của bất cứ thành viên nào trong đoàn.
Với những thành viên có mặt trong chuyến đi, nhìn thấy cột phát sóng sừng sững trên đảo như nhìn thấy đồng chí, đồng đội, như nhìn thấy nhà mình, thân thương đến lạ.
Để phủ sóng biển đảo, các chuyên gia của Viettel đã phải mất cả năm trời tìm giải pháp phát sóng xa. Có giải pháp rồi, họ lại phải lênh đênh trên biển rất nhiều tháng để khảo sát, tìm vị trí lắp đặt trạm. Các đảo nổi đã khó thì với đảo chìm, hạn chế về vị trí, thách thức còn lớn hơn rất nhiều. Thậm chí, nhiều vị trí đảo phải dùng giải pháp tiếp sóng từ đảo lân cận. Chi phí để xây dựng một trạm BTS phát sóng biển đảo cũng cao gấp nhiều lần so với thông thường.
Ngay từ những ngày đầu, các chuyên gia Viettel đã tìm tìm thiết kế trạm theo mẫu riêng để phù hợp với điều kiện thời thời tiết khắc nghiệt ở Trường Sa. Cột được mạ kẽm, bổ sung thêm tầng dây co, dây níu để bảo đảm chống gió bão, ăn mòn của nước biển. Cùng với đó Viettel thường xuyên nghiên cứu, tìm ra các công nghệ mới để áp dụng cho các trạm tại khu vực này, để tăng tuổi thọ, tính bền vững của mạng lưới.
Kể về trận bão lớn chưa từng có xảy ra cuối năm 2021, Đại úy Bùi Minh Toàn, nhân viên thông tin đảo Song Tử Tây cho biết bão giật cấp 17 quần thảo trên đảo hơn một giờ đồng. 90% cây xanh trên đảo bị quật ngã. Rất may, trạm phát sóng Viettel vẫn kiên cường trước bão. Đảo vẫn có thể kết nối về sở chỉ huy, cập nhật tình hình và nhận nhiệm vụ. Trong nguy nan, chỉ một cuộc điện thoại từ đất liền là sự an ủi và niềm tin rất lớn đối với cán bộ, chỉ huy và chiến sĩ trên đảo.
Chuyến hải trình dài 9 ngày rồi cũng kết thúc. Khi chúng tôi về bờ, thì chuyến tàu đi bảo dưỡng nhà trạm của các chuyên gia Viettel cũng rời bến. Họ mang theo hơn 40 tấn thiết bị, sẽ lênh đênh trên biển 4 tháng trời để đảm bảo kết nối thông suốt cho Trường Sa thân yêu, góp phần cùng canh gác, bảo vệ đất nước nơi tiền tiêu.
Có cánh sóng Viettel, Trường Sa không còn xa nữa
Trước kia, thông tin liên lạc tại các điểm đảo chỉ là các máy thông tin quân sự sóng ngắn. Chỉ một vài đảo lớn mới được trang bị máy điện thoại vệ tinh VSAT, và hầu hết cũng chỉ sử dụng vào mục đích thông tin quân sự. Điện thoại về nhà 2 phút là phần thưởng quý nhất đối với cán bộ chiến sĩ có thành tích thi đua cao nhất trong tháng.
Hiện tại ở Trường Sa, toàn bộ 21 đảo với 33 điểm đảo và khu vực DK1, giàn khoan mỏ Rồng đều đã có sóng Viettel. Giờ đây, quân và dân ở Trường Sa mỗi ngày đều có thể kết nối với người thân trên đất liền.
Trung úy Vũ Văn Toàn, nhân viên thông tin đảo An Bang xúc động kể về cuộc điện thoại về gia đình hơn 3 tháng trước. Do đang làm nhiệm vụ, không mang theo điện thoại theo nên khi về anh mới biết để lỡ 17 cuộc gọi từ mẹ. Gọi lại cho gia đình Toàn sững sờ khi nhận tin bố anh vừa qua đời. Vì dịch bệnh, vì nhiệm vụ, anh đã không thể về quê chịu tang bố. Nếu là ngày xưa, chắc 6 tháng hoặc một năm anh mới có thể biết chuyện. Dù buồn, nhưng nhận tin sớm cũng là một điều an ủi, có đồng đội bên cạnh, cùng Toàn báo hiếu từ xa khiến anh cũng ấm lòng.
Chuẩn đô đốc Ngô Văn Thuân, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy vùng 4 Hải Quân cho biết: “Sóng điện thoại là kênh thông tin quan trọng trong chỉ huy tác chiến và trong cuộc sống đời thường, góp phần động viện CB, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo chắc tay súng, yên tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Phần lớn bà con sống trên các đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, Trường Sa đều cho biết “không có cảm giác xa đất liền”. Bởi hàng ngày, họ đều có thể gọi điện cho người thân của mình, các cháu đều có thể bi bô nói chuyện với ông, bà. Còn Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng, nhân viên thông tin đảo Đá Lớn B thì ví, có kết nối viễn thông ở đảo giống như là “có điện về làng” vậy.
Nhờ cánh sóng Viettel mà những cuộc gọi, những dòng tin nhắn từ đảo xa vẫn hàng ngày gửi về khiến Trường Sa vẫn như đang ở bên cạnh.
N.H.T
" alt="‘Cánh sóng’ Viettel giữa Trường Sa">‘Cánh sóng’ Viettel giữa Trường Sa
-
Tin sao Việt 12/12: Ngọc Trinh diện chiếc váy trắng lấp lánh nhưng vẫn đầy cuốn hút trong một sự kiện ở Hà Nội. Trong thời gian qua, Ngọc Trinh là chủ đề nóng củ/a cộng đồng mạng khi cô chính thức xác nhận việc chia tay bạn trai sau 2 năm yêu đương. Cùng với đó cô còn tham gia vào các sự kiện âm nhạc và biểu diễn chung cùng các ca sĩ. Lệ Quyên đang rất mong chờ đến ngày diễn liveshow sắp tới. Nữ ca sĩ đăng tải hình ảnh mình mặc một chiếc váy hở vai quyến rũ khi đang cầm mic, kèm dòng chữ: “Còn 9 ngày. Chúng ta cùng đếm ngược. Qshow 2 sáng đèn rực rỡ thôi...”. Sau khi thấy ảnh của Lệ Quyên, người hâm mộ lại háo hức ngày mà được chiêm ngưỡng và thưởng thức giọng ca vàng này. Đoan Trang khoe trên mạng xã hội khi cô diện một chiếc áo dài đỏ tham gia vào một show biểu diễn. Người hâm mộ không ngớt lời khen ngợi về vẻ đẹp của Đoan Trang trong chiếc áo dài thướt tha. Bảo Thanh trẻ trung với chiếc áo Đoàn thanh niên. Nữ diễn viên chia sẻ: “Hôm nay em mới dám bật mí 1 bí mật. Em là Đoàn viên - Thanh niên ưu tú nhé”. Nam Em xinh xắn trong chiếc áo trắng hở vai, cô thích thú viết dòng chữ: “Cảnh đẹp mà người có đẹp không?”. Puka xuất hiện với chiếc áo nâu ngắn, hở vai cùng quần jean ngắn trên trang facebook cá nhân. Nữ diễn viên còn dí dỏm thách đối: “Đêm nay nhất định xuyên đêm.....(có ai nối thơ hôn?)” khiến người hâm mộ rần rần đối lại thơ. Tăng Thanh Hà nổi bật trong chiếc áo len hồng trên nền trắng của một sân tập thể dục. Nữ diễn viên còn là một người yêu Hà Nội, với bài đăng của mình cô viết kèm chú thích: “Mùa này Hà Nội đẹp quá!”. Dù tuyển Việt Nam trong SEA Games 30 đã dành chiến thắng với HCV nhưng Trấn Thành vẫn phấn khích khi đăng tải những hình ảnh của bản thân về niềm tự hào Việt Nam. Diệu Nhi thường xuyên đăng tải bán các đồ ăn vặt cho người hâm mộ, mới đây nhất cô lại tiếp tục chia sẻ về việc bán cây hộ người khác. Gil Lê bảnh bao trong bộ đồ đi tập thể hình: “Hôm qua ham vui lao đi bão. Giờ chao đảo lao qua gym”. Diễn viên Lê Nguyên Bảo điển trai trong thời tiết mùa đông, được chụp tại cáp treo ở Đà Lạt. Nam diễn viên có đôi dòng kèm theo: “Ngày quay đầu tiên trong 35 ngày ở TP.Đà Lạt. Mát lạnh, trong veo nhen!”. Kim Oanh đăng tải một dòng trạng thái dài xoay quanh việc cô gặp những điều khó khăn trong sự nghiệp nhưng vẫn tỏ ra quyết tâm theo đuổi nghề. Oanh chia sẻ thêm: “Gặp những người xấu hãy xem đấy là một động lực”. Khả Như tràn đầy cảm xúc khi tham gia một show diễn nghệ thuật, nữ diễn viên ghi chú dòng chú thích: “Đây là 1 show diễn đầy cảm xúc! Đáng xem, chị xứng đáng với tất cả tình yêu ... Nguyễn Trí Cát Tường! Ngồi trước nhà hát thấy người ta chạy đến tìm mua vé nườm nượp! Vé không bán, chỉ tặng! Thấy thương những khán giả dành tình yêu cho chị và những nghệ sỹ tham gia show!”. Diễn viên Duy Khánh duyên dáng với chiếc áo sơ mi rộng với họa tiết con rái cá kèm theo chiếc quần jean xanh nước biển khi tham gia vào một sự kiện mua sắm. Nam diễn viên kêu gọi: “Vừa xem livestream vừa có cơ hội nhận phần quà hấp dẫn”. Huỳnh Lập bảnh bao rong chiếc áo khoác màu đỏ kèm theo áo phông hồng phối hợp. Nam diễn viên thích thú: “Sao tự nhiên thích nụ cười ngẫu nhiên này, cảm thấy yêu đời”. Đại Nghĩa có một tấm ảnh chụp với sư nhà chùa, nam nghệ sĩ cho rằng: “Càng đi càng thấy mình cần phải làm nhiều hơn”. Quang Linh
Hari Won thân thiết bên Ngọc Trinh, cùng song ca 'Anh cứ đi đi'
- Mới đây, Hari Won cùng Ngọc Trinh hát ca khúc "Anh cứ đi đi" trong phòng trang điểm thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
" alt="Sao Việt 12/12: Ngọc Trinh ngày càng xinh đẹp, gợi cảm sau khi chia tay bạn trai">Sao Việt 12/12: Ngọc Trinh ngày càng xinh đẹp, gợi cảm sau khi chia tay bạn trai
-
Chuẩn hóa 5G chưa ngã ngũ, EU đã tính đến xây dựng tiêu chuẩn cho 6G. Ảnh: Yahoo Tech ETSI có hơn 950 tổ chức thành viên, tại 65 quốc gia khác nhau và được giao nhiệm vụ thiết lập các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu, là một trong những tổ chức thúc đẩy tiêu chuẩn hóa viễn thông toàn cầu trong 3GPPP - tập đoàn toàn cầu phát triển các giao thức cho viễn thông di động.
Khi các thông số kỹ thuật 6G sẵn sàng, chúng sẽ là cơ sở để chuyển hoá thành tiêu chuẩn ở tất cả các khu vực tham gia như EU, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Báo cáo Tình hình Thập kỷ Kỹ thuật số công bố hồi tháng 6 của Ủy ban châu Âu cho thấy, mục tiêu phủ sóng 5G toàn cầu năm 2023 đã không đạt được. Một quan chức EU cảnh báo vào tháng 1 rằng việc triển khai 5G chậm trễ liên tục ở châu Âu có nghĩa là các công nghệ khác phụ thuộc vào Internet tốc độ cao, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, cũng phải đối mặt với sự chậm trễ trong quá trình tiếp nhận.
Yêu cầu chuẩn hóa công nghệ di động 6G từ Ủy ban châu Âu chỉ là một phần nhỏ trong công việc của ETSI. Cơ quan này cũng là nơi xây dựng Đạo luật AI nhằm quản lý các ứng dụng có rủi ro cao, vừa có hiệu lực đầu tháng này.
Ellsberger cho biết có thể mất vài tháng đến vài năm trước khi các tiêu chuẩn được xây dựng, tùy thuộc vào từng chủ đề. “Chuẩn hoá là yêu cầu tự phát của các ngành công nghiệp. Càng có nhiều cam kết từ ngành thì tiến độ xây dựng quy tắc càng nhanh”.
(Theo Yahoo Tech, Bloomberg)
Ấn Độ sẽ phát triển các điểm truy cập 6G cell-free
Trung tâm Phát triển Viễn thông (C-DOT), Viện Công nghệ Ấn Độ Roorkee (IIT Roorkee) và IIT Mandi đặt mục tiêu phát triển các điểm truy cập 6G cell-free." alt="Chuẩn hoá 5G chưa ngã ngũ, châu ÂU đã tính xây dựng tiêu chuẩn cho 6G">Chuẩn hoá 5G chưa ngã ngũ, châu ÂU đã tính xây dựng tiêu chuẩn cho 6G
-
Nhận định, soi kèo Jamaica vs Trinidad và Tobago, 7h30 ngày 7/2: Không bất ngờ
-
Kim Thư đã ra đi tay trắng sau khi ly hôn. Ảnh: Nguyễn Thành.
- Vì sao chị phải ra đi tay trắng, khi chị và anh Sang độc lập tài chính, gia đình chị cũng khá giả?
- Cuộc hôn nhân của Kim Thư và Phước Sang không có ngôn ngữ chung. Và tài chính tuy độc lập nhưng đã là vợ chồng, cần nhất phải chia sẻ với nhau lúc khó khăn. Anh ấy là cha của con mình, bất luận thế nào tôi cũng phải cứu trước.
Tôi đã làm hết mức có thể để cứu anh Sang. Tôi mong sao anh Sang thoát khỏi biến cố đó. Khi anh thoát, hai đứa con sẽ có sự tự tin hơn trong cuộc sống. Nhưng những gì tôi giúp anh Sang chỉ là con số quá nhỏ so với số nợ mà anh vướng.
Lúc ấy, không chỉ gia đình riêng rơi vào đường cùng, gia đình lớn của tôi cũng khó khăn. Đúng là hoạ vô đơn chí, mọi thứ đổ ập cùng lúc khiến tôi không thể đứng vững. Nhưng trong lúc rơi xuống bùn đen, tôi vẫn rất lỳ lợm. Tôi chưa bao giờ thoả hiệp với sự thất bại, từ bỏ.
- Chị nói chị cứu anh Sang rồi vẫn ly hôn, tại sao?
- Chuyện ly hôn lại không liên quan đến tiền bạc. Tôi nghĩ mình chỉ được sống đúng một lần, phải sống sao cho hạnh phúc, thoải mái nhất. Tôi cứu như vậy không có nghĩa là yêu và phải kéo dài một cuộc hôn nhân mà cả hai nghĩ rằng nên kết thúc. Tôi sống cho cuộc đời của mình, chứ không vì bộ mặt xã hội hay nhằm chứng minh cho mọi người thấy chúng tôi vẫn hạnh phúc. Trong cuộc sống hôn nhân cần một tiếng nói chung, sự chia sẻ.
Nữ diễn viên khóc khi nhớ về quá khứ. Ảnh: Nguyễn Thành.
- Nhiều ý kiến cho rằng chị chia tay để trốn nợ?
- Tôi nghĩ mình nên im lặng hơn là giải thích. Người đã hiểu thì sẽ hiểu, còn không, mình giải thích thế nào cũng vô nghĩa. Không nhất thiết phải nói trong thời khắc dầu sôi lửa bỏng để mọi việc thêm rắc rối. Cuộc đời con dài, đến một lúc nào đó mình có thể nói lại như ngày hôm nay chẳng hạn. Tôi đã giúp anh Sang hết những gì mình có, nên mọi thứ cũng rất nhẹ lòng
7 năm không mua quần áo, túi xách
- Khi không có tiền, phải ở nhà thuê, tâm trạng của chị như thế nào?
- Tiền không có, tôi bán xôi, gà luộc và phải tự làm tất cả mọi công đoạn. Có lúc, tôi tước lá, bị rách tay, chảy máu. Đôi khi, tôi làm từ 3h sáng đến 6h chiều đến quên ăn cơm. Tôi suy sụp, òa khóc và tự hỏi tại sao cuộc đời thay đổi nhanh như thế. Từ một người chưa bao giờ ủi đồ, được gia đình chăm sóc như công chúa, tôi rơi vào cảnh quá khổ, bế tắc. Nhưng tôi phải tự nhủ mình phải cố gắng. Nếu bản thân cứ ủ rũ sẽ khiến mẹ, chị gái mất năng lượng. Và có buồn, khóc thế nào thì tới giờ tôi vẫn phải đi giao gà, bán xôi.
- Trong 7 năm đó, đâu là khó khăn nhất của chị?
- Nghĩ về quá khứ tôi vẫn nổi da gà. Có thời điểm, tôi đứng trước tủ đồ 30 phút, không biết mặc gì vì quá nhiều để lựa chọn. Nhưng thời gian qua, tôi cũng đứng trước tủ đồ nhưng không có quần áo “ra hồn” để mặc. Tôi phải hy sinh những ham muốn thông thường. Có phụ nữ nào không thích đồ đẹp đâu nhưng tôi không sắm sửa gì. Tôi phải mặc áo đồng phục của nhà hàng để che đậy việc mình không có đồ đẹp. Tôi điệu làm sao khi mẹ và chị gái mình đều khó khăn.
Bạn tin không, hơn 7 năm nay, tôi không sắm được một cái túi đẹp. Tôi cảm giác mình như cô gái chân phèn, mộc mạc. Nếu cứ sĩ diện, tôi lấy tiền đâu gửi về cho gia đình. Mục đích quan trọng của tôi là vượt qua khó khăn, bảo vệ gia đình.
Kim Thư vực dậy cuộc sống từ việc bán xôi, cơm phần. Ảnh: Nguyễn Thành.
- Chị rút ra những điều gì sau khi trải qua thăng trầm?
- Cuộc sống đã nặng nề rồi, cần phải có tinh thần lạc quan. Giai đoạn đó, tôi vượt qua bằng cách không nghĩ gì về quá khứ. Mình chấp nhận đối diện với khó khăn một mình dù phải bước đi một cách siêu vẹo, đau đớn. Thử thách là vốn sống, trải nghiệm to lớn cho tôi.
Chẳng hạn, khi tự lựa chọn hải sản, tôi biết chọn như thế nào. Trước đó, tôi thường chỉ tay 5 ngón, đâu biết đến công việc tay chân. Tôi muốn mọi thứ hoàn thành nhanh, được việc của mình mà không quan tâm nhân viên thế nào. Bây giờ, tôi có thể tự làm mọi việc nhỏ nhặt, hiểu được cái khó của các em. Tôi ý thức mình chẳng là ai, khó khăn cũng không là gì so với người khác.
Đã có bạn trai hai năm qua
- Sau ly hôn, hai bé Đô La và Euro do anh Phước Sang chăm sóc. Điều này có khiến chị và hai con có khoảng cách?
- Khi chia tay, anh Sang có nguyện vọng muốn được nuôi con. Thực tế, hai bé được ba và gia đình nội yêu thương. Hàng tuần, tôi vẫn gặp con. Trẻ con ở gần ai thì đặt tình cảm cho người đó nhiều hơn là đương nhiên. Con thương ba cũng là điều tốt. Còn những gì con chưa hiểu thì sau này con sẽ hiểu. Sự thật mãi sẽ là sự thật. Và thời gian sẽ chứng minh tất cả.
Ở Việt Nam có định kiến rằng sau ly hôn, mẹ không nuôi con là không thương con. Tôi nghĩ mỗi hoàn cảnh, mình phải đưa ra quyết định đúng đắn. Tại sao tôi không chọn cho con mình cuộc sống bình yên, có một ngôi nhà? Nếu theo tôi, sống cùng mẹ trong nhà thuê, khó khăn chồng chất có phải tội nghiệp các bé?
Kim Thư đã có bạn trai sau nhiều năm thăng trầm. Ảnh: Nguyễn Thành.
- Trong những năm qua, anh chị có nhiều lần hội ngộ vì hai con?
- Cả hai người đều bận rộn việc riêng nên ít gặp lắm. Trong tâm niệm của mình, tôi luôn hướng về hai con, cố gắng, đấu tranh hết sức để hai con được sung sướng. Chúng từng phải chứng kiến giông bão của gia đình.
- Anh Phước Sang đã có cuộc sống mới, còn chuyện tình cảm của chị thế nào sau nhiều năm giông bão?
- Mình nên tôn trọng quá khứ và càng tôn trọng hiện tại. Nếu nói không có người yêu mới là nói xạo. Đúng, tôi đã có bạn trai nhưng tôi chưa muốn nói nhiều về mối quan hệ này.
- Chị và bạn trai mới đã hẹn hò được bao lâu?
- Tôi không phải người còn trẻ mà bừa bãi trong mối quan hệ. Người tôi chọn hẳn phải mang đến cho mình sự vui vẻ, hạnh phúc, ít nhất trong thời điểm này. Tương lai thế nào mình không biết được nên tôi không thích nói trước.
Kim Thư: 'Tôi bán xôi, sống cùng cực sau ly hôn Phước Sang'
Nữ diễn viên "Hello cô Ba" tâm sự đã trải qua thời gian cùng cực hậu ly hôn. Chị kể mất tất cả, không nhà, không tiền và bắt đầu cuộc sống từ nghề bán xôi, cơm phần.Mời quý vị xem clip tại đây:
Theo Zing.vn
Kim Thư bật khóc nghĩ về biến cố lớn trong đời, từng bán xôi kiếm sống
- Kim Thư vừa nói vừa bật khóc, không giấu được những giọt nước mắt khi nghĩ về những ngày tháng cũ nhiều tủi nhục trong ngay khai trương nhà hàng mới của mình.
" alt="Kim Thư: ‘7 năm, tôi không mua được một cái túi’">Kim Thư: ‘7 năm, tôi không mua được một cái túi’